Chú thích Nguyễn_Hữu_Cảnh

  1. Theo cách đặt tước hiệu trong các triều đại Việt Nam xưa, chữ đầu của tước thường là tên (first name) của người được ban tước. Ví dụ như tước của Nguyễn Hữu Hào, anh trai ông, được đặt là Hào Lương Hầu, hay tước của Nguyễn Văn Thoại là Thoại Ngọc Hầu, hoặc của Nguyễn Cư Trinh (với tên thật là Nguyễn Đăng Nghi) là Nghi Biểu Hầu. Vậy có lẽ tên mà ông được biết trong triều đình là Nguyễn Hữu Lễ, còn tên Nguyễn Hữu Thành là tên tộc danh được biết trong dòng họ.Ngoài ra, tên Lễ của ông còn được dùng để đặt tên cho các địa danh như sông / bãi / đền Lễ Công tại miền Nam Việt Nam.  Còn tên Thành có lẽ là tên tộc được giới hạn trong việc dùng hoặc viết trong gia phả dòng họ, ít dùng trong xã hội và đến nay, hầu như vẫn chưa tìm thấy một địa danh nào được gắn liền với tên Thành của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Việt Nam.
  2. Theo Nguyễn Ngọc Hiền: Do kiêng tên húy, nên Kính được gọi chếch là Cảnh. Do ông có tộc danh là Lễ, nên chúa lấy tên đó mà ban tước phong là Lễ Tài hầu, hay Lễ Thành hầu. (Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỷ XVII. Nhà xuất bản Văn Học, 1999. tr.24-25). Đây có thể là một sự ngộ nhận hoặc cách nhận xét của tác giả Nguyễn Ngọc Hiền chưa được hoàn toàn đúng. Xem thêm tại bài viết này. Tộc danh mà Nguyễn Hữu Cảnh được biết đến trong xã hội là Nguyễn Hữu Lễ (do vậy mà ông được ban tước Lễ Thành Hầu) và tộc danh Nguyễn Hữu Thành có lẽ chỉ là một tộc danh khác được viết lại trong gia phả hoặc giới hạn dùng trong dòng họ Nguyễn Hữu.
  3. 1 2 3 “Đại Nam Thực lục Tiền biên, bản chữ Hán, quyển 7, chương 4”
  4. Lưu ý - mỹ tự Thành 成 trong tước vị của ông không liên quan đến tên tộc khác của ông là Thành. Chữ Thành trong tước vị này do triều đình chọn mỹ tự thứ hai để ghép chung với tên ông là mỹ tự thứ nhất là Lễ để phong tước Hầu cho ông. Lễ Thành Hầu có nghĩa là vị Hầu thông suốt lễ nghi. Xem thêm phần Tước / Thụy Hiệu / Mỹ Hiệu ở gần cuối bài viết này để rõ thêm về nghĩa của tước hầu này.
  5. 1 2 3 4 “Đại Nam Thực lục Tiền biên, bản chữ Hán, quyển 7, chương 16”
  6. “Góp phần tìm hiểu về Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính (Cảnh)”
  7. Theo Nguyễn Ngọc Hiền và website Quảng Bình
  8. “Đại Nam Thực lục Tiền biên, bản chữ Hán, quyển 7, chương 7”
  9. Đại Nam liệt truyện Tiền biên(quyển 3), trang 53.
  10. Đại Nam thực lục Tiền biên, quyển 7, tr.153.
  11. Theo Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí.
  12. Nguyễn Ngọc Hiền, sách đã dẫn, tr.109-110.
  13. Theo Nguyễn Ngọc Hiền: Nguyễn Hữu Cảnh mất đúng ngày 9 tháng 5 âm lịch năm Canh Thìn tại Rạch Gầm. Cho nên từ Mỹ Tho trở xuống cù lao Ông Chưởng cho đến cả Nam Vang đều làm lễ giỗ ông vào ngày này (sách đã dẫn, tr. 179). Riêng Cù lao Phố làm lễ giỗ ngày 16 tháng 5 âm lịch, có thể do người xưa tính ngày đình cữu (nơi dừng quan tài) và quyền táng (nơi được quyền chôn tạm) thân xác ông tại đây. Ở mục từ Cù Hu, Vương Hồng Sển nói Nguyễn Hữu Cảnh bị tử trận (Từ vị tiếng nói miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1999, tr.291). Trong quyển Nói về miền Nam (chương Dân hai miền), Sơn Nam cũng đã viết rằng Nguyễn Hữu Cảnh đã mang bịnh vì khí hậu ở vùng đất xa lạ (và có lẽ vì mang thương tích nhưng các sử gia đã che giấu).
  14. 1 2 3 4 5 6 “Lễ khai sắc thần tại đình Bình Kính, Biên Hòa năm Ất Mùi 2015”
  15. Theo Từ điển Chức Quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2002 523. Hiệp tán trang 306, Hiệp tán là một chức võ quan đặt thời Nguyễn giúp phụ việc cho quan Tham tán, làm nhiệm vụ tham mưu tại các mặt trận. Chánh quan Phẩm.
  16. Một ngộ nhận thường thấy là việc hiểu lầm chức Chưởng Cơ (tiếng Anh: Batallion Commander) và Chưởng Dinh (tiếng Anh: Provincial Military Governor). Theo tổ chức quân đội thời Lê Trung Hưng, quân chính quy đóng tại các dinh, được phiên chế theo thứ tự: dinh, cơ, đội và thuyền. Một dinh có thể có một hoặc nhiều cơ binh. Đứng đầu dinh là Chưởng dinh, đứng đầu cơ là Chưởng cơ. Dưới Dinh là Cơ, dưới Cơ có thể là nhiều thuyền hoặc nhiều đội và số lượng cũng không thống nhất. Theo cách tổ chức này, Chưởng Dinh là chức dành cho quan võ trông coi 1 dinh trong đó bao gồm các đơn vị quân binh (cơ) trong dinh. Vì vậy, Chưởng Dinh là chức quan võ cao hơn Chưởng Cơ.
  17. Các mỹ hiệu này được tìm thấy trên mạng và trong trang 583, bản dịch tiếng Việt với tên là DAI-NAM-THUC-LUC-Tap01.docx. Theo bản dịch, phần chức tước này nằm trong phần Chính biên - Đệ nhất kỷ - Quyển XXVI - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế, nhưng không tìm thấy được bản chữ Hán nào trên mạng để xem.
  18. In dynasties prior to Nguyen, regarding to the military structure, the country was divided into 5 Đô Đốc Phủ (都督府 - loosely translated as Division) called Central, Front, Back, Left, Right divisions accordingly.  Each Đô Đốc Phủ was under the commands of a Đô đốc phủ Chưởng phủ sự (Marshal of the Area Command), or Marshal.  All 5 marshals were directly under the command of the emperor. To read more in Vietnamese article, click here.
  19. Thời tiền Nguyễn (như Hậu Lê), về mặt tổ chức quân đội, toàn quốc được chia làm 5 đô đốc phủ (Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu) với 5 vị Đô đốc Chưởng phủ sự, là chức võ quan cao nhất và do hoàng đế trực tiếp chỉ huy. Thời Nguyễn, 5 Đô đốc phủ được đổi làm thành 5 đạo quân (Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu) với tên mới là Ngũ quân Đô thống Phủ. Tước phong cho Lễ Thành hầu là Đô đốc phủ Chưởng phủ sự thay vì là Ngũ quân đô thống phủ đô thống chưởng phủ sự vì Đô đốc phủ là tên phủ xưa thời Lễ Thành hầu. Việc truy phong chức này nói lên triều đình nhà Nguyễn truy phong Lễ Thành hầu là một trong 5 vị võ quan cao nhất thời chúa Nguyễn, thời của Lễ Thành hầu.
  20. Đại Nam Thực lục Tiền biên, bản chữ Hán, quyển 7, chương 16 chỉ ghi là phong tước Vĩnh An Hầu. Mỹ hiệu Thần Cơ Doanh Đô Thống Chế được tìm thấy trong bài viết này.
  21.  Theo Từ điển quan chức Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002 trang 167, 營 đọc là Doanh nếu đây là một cơ quan quân sự như Thần Đô Doanh. Các trường hợp khác đều đọc là Dinh như Bình Khang Dinh.
  22. Thành Cảm (誠感 / Influential Reply) - do lòng thành của người đến lễ mà người đến lễ này được vị thần cảm ứng cho việc cầu xin, tế lễ
  23. Thoại Ngọc Hầu chỉ được phong Trung đẳng thần theo sắc truy phong của vua Khải Định năm thứ 9, tháng (?) ngày 25, và sắc của Bảo Đại năm thứ 18, tháng 8 ngày 15. Các sắc này đều ở dạng "bổn nhì" vì sắc thời Minh Mạng đã bị thu hồi, do Võ Du tố cáo ông nhũng nhiễu của dân và còn vì con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa có chồng là Võ Vĩnh Lộc, theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình (xem thêm Thoại Ngọc Hầu).
  24. Tham khảo thêm
  25. Nhiều người soạn, Kỷ lục An Giang 2009, Nhà xuất bản Thông Tấn, 2010, tr. 12.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Hữu_Cảnh http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-mot-so-van-de... http://bienhoadauyeu.blogspot.com/2015/08/nguyen-h... http://dvtuan63.blogspot.com/2014/02/gop-phan-tim-... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://lib.nomfoundation.org/collection/1/volume/1... http://vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_ta... http://www.angiang.gov.vn/xemtin2.asp?idmuc=187812... http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/gioi_thi... http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=180&art=1185...